VUI GẶP MẶT !

IMAG0286

Trân 10 D , AK , Thinh 10D !

Đăng tải tại Mỗi ngày 1 chuyện | 2 bình luận

HÀN HUYÊN !

IMAG0282_BURST002

Đăng tải tại Mỗi ngày 1 chuyện | Bình luận về bài viết này

HỌP MẶT 10D & NTK23 HCMC !

IMAG0291

Gặp mặt 10D tại TP HCM

Đăng tải tại Mỗi ngày 1 chuyện | 2 bình luận

MUSIC WEEKEND !

Đăng tải tại Mỗi ngày 1 chuyện | Bình luận về bài viết này

SERENADE SCHUBERT !

Đăng tải tại Mỗi ngày 1 chuyện | Bình luận về bài viết này

HANOI ƠI …ĂN !

10 món ngon ‘cần phải thử’ khi đến Hà Nội

Hà Nội từ lâu đã trở thành miền đất hứa cho những tâm hồn thích ăn uống. Cùng với sự du nhập, giao thoa ẩm thực của nhiều vùng miền, nơi đây có vô vàn món ăn ngon cho bạn lựa chọn.

Phở, bún, lẩu, kem, xôi… là những thức quà dân dã gắn liền với mảnh đất Hà Thành, để rồi bất cứ ai khi có dịp đến đây đều muốn được một lần thưởng thức. Tuy nhiên, để những vị khách đường xa nhớ về một Hà Nội với những món quà hấp dẫn và tinh tế thì không khó để gọi tên những món ăn chơi, dân dã dưới đây.

1. Phở

Phở là cái tên gắn liền với Hà Nội, không chỉ là món ăn đơn thuần, đó còn là nét đẹp và sự tinh tế của văn hóa ẩm thực Việt Nam trong mắt bạn bè thế giới. Những thương hiệu làm nên tên tuổi cho món phở Hà Nội phải nhắc đến phở Bát Đàn, phở Thìn, phở Cồ…

pho-bat-dan.jpg

Những vị khách ở xa hay khách du lịch nước ngoài ấn tượng với bát phở Hà Nội bởi nước dùng ngọt thanh thơm mùi của xương bò hầm, sợi phở mềm và thịt bò ngon loại một đậm đà hương vị Việt. Giá trung cho một bát phở dao động từ 30.000 – 60.000 đồng. Ảnh: Lê Thương.

2. Phở trộn

Đến Hà Nội, chỉ với 25.000 – 35.000 đồng, bạn có thể thưởng thức phở hoặc miến trộn rất lạ miệng. Phở trộn ở Hà Nội được ưa chuộng bởi đây là món dễ ăn, không lo bị ngán. Món ăn thơm mùi lạc rang, hành khô khi ăn cùng với sợi phở, miến mềm dai và thịt bò hoặc gà sẽ giúp bạn no lâu mà vẫn cảm thấy nhẹ bụng.

pho-ga-tron-Phu-Doan-35k-anh-lozi-vn_141

Bạn có thể ăn miến trộn bò ở khu Nghĩa Tân, phở gà trộn ở số 5 Phủ Doãn, Hoàn Kiếm… Một bát phở hoặc miến trộn ở những nơi này khá đầy đặn với nước dùng đậm vị. Ảnh: lozzi.vn

3. Bún chả

Bún chả trước kia của người Hà Nội được nướng bằng que tre chỉ còn rất ít quán bán. Ngày nay, bún chả kẹp vỉ nướng than hoa là phổ biến hơn cả. Bạn có thể chọn chả viên hoặc chả miếng để ăn. Nước chấm bún chả ở Hà Nội được xem là linh hồn của món ăn và thường đựng trong bát tô to, nóng hổi và thơm hương rất quyến rũ.

hi-nh1419_1414380698.jpg

Ngoài các quán bún nổi danh như bún chả Hàng Mành, bún chả que tre ở ngõ chợ Đồng Xuân… bạn có thể ăn bún chả ở bất cứ ngõ phố nào của Hà Nội với giá trung bình từ 15.000 – 30.000 đồng tùy nơi. Ảnh: Lê Thương.

4. Bún đậu mắm tôm

Đến Hà Nội, món ăn chơi, ăn vặt được nhắc đến nhiều nhất phải kể đến bún đậu mắm tôm. Món ăn đơn giản chỉ gồm đậu mơ rán béo giòn cùng đĩa bún trắng và một ít rau thơm nhưng lại chinh phục được cả những thực khách khó tính nhất. Nếu lo lắng về vệ sinh an toàn thực phẩm ở các quán vỉa hè, bạn nên chọn ăn ở các quán ăn sạch sẽ, có thương hiệu để thưởng thức trọn vẹn hương vị của món ăn. Giá cho một suất bún đậu đơn giản chỉ từ 15.000 – 25.000 đồng.

bun-dau-mam-tom-Nguyen-Chi_1414383608.jp

Bún đậu mắm tôm trở thành món ăn quen thuộc, kết thân với người dân Thủ Đô không kể sáng, trưa, chiều, tối. Vì vậy, ngoài đậu phụ rán, món ăn còn kết hợp kèm chả cốm, lòng rán, thịt luộc, dồi mơ, lưỡi luộc… để đảm bảo dinh dưỡng. Ảnh: Nguyên Chi.

5. Phở cuốn

Phở cuốn Hà Nội hấp dẫn thực khách bởi độ mềm dai của bánh phở, vị đậm đà của thịt bò tái lăn và thanh mát của rau sống, chấm cùng mắm chấm thơm ngon tạo ra một món ăn rất Việt Nam, chiều lòng được cả những vị khó tính nhất.

pho-cuon-tra-my_1414383191.jpg

Bạn có thể thưởng thức phở cuốn ở Hồ Tây, Ngũ Xã, Ba Đình, trong quán vỉa hè hoặc các khu chợ ở Hà Nội với giá khoảng 40.000 – 50.000 đồng/ đĩa. Ảnh: Trà My.

6. Bún ốc

Bát bún ốc luôn sặc sỡ sắc màu của cà chua chưng, những con ốc béo mỡ màng, chuối đậu vàng ươm. Hương vị là sự kết hợp ăn ý của nước dùng trong veo nhưng không kém phần béo ngậy, chua chua thanh thanh và dậy mùi dấm bỗng đặc trưng. Khi ăn, thêm chút hoa chuối thái mỏng và rau sống tươi ngon mới khiến bát bún đầy đủ hương vị.

bun-oc-ba-Luowg-30k-anh-Shalala_14143813

Một số địa chỉ để bạn tham khảo: Quán bà Béo phố Hòe Nhai, bà Lương ở Khương Thượng, ngõ 530 Thụy Khuê, phố Cao Đạt, ngõ chợ Đồng Xuân, Phủ Tây Hồ… Ảnh:Shalala.

7. Ốc luộc

Ở Hà Nội không thiếu những địa chỉ ốc ngon dành cho bạn, mỗi quán lại có những bí quyết riêng trong cách pha nước chấm để thu hút thực khách. Các bạn trẻ sành ăn thích mê một quán ốc đôi khi chỉ bởi nước chấm đậm nhạt khác nhau hoặc quả dầm ăn kèm đúng sở trường.

oc-34-Tran-Phu-anh-shalala_1414381410.jp

Ô Quan Chưởng, Hoàn Kiếm, Đinh Liệt, Trần Phú, Lương Định Của, Nghĩa Tân… là những địa chỉ ốc ngon dành cho bạn. Giá tham khảo: 15.000 – 25.000 đồng một bát. Ảnh: Shalala.

8. Xôi

Ở Hà Nội có vô vàn món xôi cho bạn chọn lựa: xôi xéo, đỗ đen, lạc, ngô, chả cua, gà, bánh khúc, thịt, ruốc… Không kể sáng sớm hay tối khuya, ngày đông hay ngày hè, bất kể lúc nào thèm được nếm hương vị đủ đầy của từng hạt nếp tròn mẩy béo bùi là lại tìm đến món ăn đầy mời gọi này.

xoi-111_1414384518.jpg

Ngoài những quán xôi nổi tiếng Hà Thành như xôi Yến Hữu Huân, xôi chả cua phố cổ, xôi rán Đê La Thành… bạn có thể ăn xôi trên những chiếc xe bán dạo dọc đường hoặc trên các vỉa hè đường Cầu Giấy, Nghĩa Tân, khu ĐH Bách Khoa vào mỗi tối. Ảnh: Lê Thương.

9. Lẩu các loại

Hà Nội có vô vàn món lẩu để bạn lựa chọn như lẩu cá, cua, bò, ếch, ốc, lòng bò, cháo, gà, vịt, tim cật… mỗi loại lại có những hương vị riêng nhưng đó luôn là những khám phá thú vị dành cho bạn. Một số địa chỉ lẩu ngon để bạn tham khảo: Lẩu vịt khu Cầu Diễn, lẩu gà khu đại học Thương Mại, lẩu ếch Giang Văn Minh, Trúc Bạch, lẩu riêu cua bắp bò Nguyễn Phong Sắc kéo dài…

lau-lau-lau_1414386517.jpg

Lẩu riêu cua bắp bò với nước dùng ngọt ngào, đậm vị. Ảnh: Lê Thương.

10. Kem

Tràng Tiền, Thủy Tạ, Hồ Tây, Trần Quốc Toản, Lò Đúc… là những địa chỉ quen cho thú vui ăn kem của người Hà Nội.  Thưởng thức nhiều hương vị kem mát lạnh như kem tươi, kem ký, kem chanh, vani, ốc quế… với giá từ 6.000 – 45.000 đồng và trải nghiệm cảm giác được đứng ăn kem trong nhà máy sản xuất kem Tràng Tiền, đi bộ ăn kem ở Hồ Gươm hay ở một góc Hồ Tây lộng gió… là điều thú vị với nhiều người khi đến Hà Nội.

kem-Ho-Tay_1414388320.jpg
Đăng tải tại Mỗi ngày 1 chuyện | 2 bình luận

vang bóng 1 thời 70x

Đăng tải tại Mỗi ngày 1 chuyện | Bình luận về bài viết này

GẶP GỠ CÁN BỘ SẮP NGHỈ HƯU !

IMAG0274

” 1 Trái XOÀI , 2 ly WHISKY với tấm lòng Vì nước quên thân ” AK : Phóng viên từ ” GÓC BÒ TÓ !

Đăng tải tại Mỗi ngày 1 chuyện | 3 bình luận

HỌP TỔ ” ” SẮP HƯU ” !

IMAG0278

AK : Phóng viên từ ” góc BÒ TÓ , phước Kiển , Nhà Bè , TPHCT

Đăng tải tại Mỗi ngày 1 chuyện | 3 bình luận

HANOI CÓ LẮM ÔNG TÂY …!

Ông Tây đến Hà Nội mở cửa hàng có dịch vụ vá xe miễn phí

Mỗi ngày, khách ghé cửa hàng của Guim, một người Tây Ban Nha sống ở Việt Nam khá đông, nhưng anh vẫn nhận bơm và vá xe đạp miễn phí cho khách hàng.

Mỗi lần xe đạp bị sự cố, Rainer – một người Đức sống ở Việt Nam phải bỏ 10.000 – 40.000 đồng cho một lần bơm hoặc vá xe ngoài vỉa hè. Tuy nhiên, gần đây Rainer được phục vụ bơm, vá miễn phí tại cửa hàng của Guin trên đường ven hồ.  “Hễ chiếc xe có vấn đề tôi đều mang đến cửa hàng nhờ Guim giúp, anh ấy xem xét kỹ và sửa rất nhanh. Đặc biệt bơm và vá xe không mất tiền”, Rainer nói.

Guim – chủ cửa hàng bơm vá xe miễn phí này là người Tây Ban Nha, sinh năm 1975, sang cư trú ở Việt Nam được 3 năm nay. Gắn bó với xe đạp hơn 30 năm ở nước bản địa, một lần đi du lịch ở Việt Nam với chiếc xe đạp thể thao, Guim gặp và yêu Thủy Anh – một cô gái gốc Hà Nội. Hai người kết hôn và Guim quyết định ở Hà Nội cùng vợ và mở shop kinh doanh xe đạp.

Ông Tây đến Hà Nội mở cửa hàng có dịch vụ vá xe miễn phí
Guim, chủ cửa hàng bơm, vá xe đạp miễn phí ở Hà Nội. Ảnh: Ngọc Lan.

Cửa hàng của Guim hầu hết bán xe đạp thể thao, với đủ mức giá 5 – 10 triệu, thậm chí lên tới 40 – 50 triệu đồng/chiếc. Giá tuy hơi đắt so với người Việt bình thường nhưng cửa hàng của Guim vẫn có khoảng 40% khách là người Việt Nam và 60% khách nước ngoài.

Ngoài bán, Guim còn nhận lắp thêm phụ tùng, sửa và nâng cấp xe cho khách hàng có nhu cầu. Nhiều người bị đau cột sống cần hạ thấp yên, các bà mẹ có con nhỏ phải lắp thêm ghế sau hoặc những người chơi muốn độ thêm phanh, bánh, khung… để chuẩn bị cho một cuộc hành trình. Giá mỗi dịch vụ khác nhau: Thay săm 170.000 – 340.000 đồng/bánh, lắp thêm chi tiết 200.000 – 300.000 đồng/lần, độ xe từ 500.000 đồng cho đến 3 – 4 triệu thậm chí vài chục triệu đồng/lần, tùy từng bộ phận của xe.  Guim cho biết, chủ yếu người Việt Nam tới cửa hàng để mua xe còn khách nước ngoài thay phụ tùng và nâng cấp.

Vợ anh đã chia sẻ rất nhiều và anh hiểu văn hóa cũng như kinh tế ở Việt Nam. Do đó, bảng giá dịch vụ trong cửa hàng rất bình dân, ngang bằng với giá ngoài thị trường ở Hà Nội. Riêng dịch vụ bơm và vá xe, do mất ít thời gian, cũng như là một bảo dưỡng và cứu chữa gấp, Guim miễn phí cho mọi khách hàng. “Tại cửa hàng, không có sự phân biệt giá giữa khách nước ngoài và khách Việt, tất cả đều công bằng”, Guim cho biết thêm.

Anh Phương (Hoàn Kiếm, Hà Nội) thường đến bơm xe tại cửa hàng chia sẻ: “Tôi đã mua xe ở đây, giá hợp lý và chiếc xe chạy rất tốt. Mỗi lần thủng xăm, anh Guim đều vá xe miễn phí cho tôi. Cách phục vụ của chủ hàng và nhân viên ở đây rất tử tể, tất cả đều hòa đồng và nghiêm túc”, anh Phương nói.

Ông Tây đến Hà Nội mở cửa hàng có dịch vụ vá xe miễn phí
Dù lượng khách rất đông nhưng cửa hàng vẫn bơm vá xe miễn phí cho mọi khách hàng.Ảnh: Ngọc Lan. 

Georgi, quản lý cửa hàng kiêm thợ chính ở cửa hàng thì nói thêm, các nguyên liệu phụ kiện xe đạp được nhập ở các nơi trên thế giới như Trung Quốc, Thái Lan, Italy, Việt Nam. “Gium yêu cầu tất cả đều phải đảm bảo chất lượng và có nguồn gốc rõ ràng”, Georgi chia sẻ. Theo Georgi, cửa hàng rất đông khách, trung bình mỗi ngày có 15 – 17 người đến sửa và mua xe. Đặc biệt 2 ngày cuối tuần, lượng khách lên đến 20  – 25 người, các nhân viên phải làm việc cả ngày không nghỉ ngơi. Hiện cửa hàng có 5 nhân viên thay ca nhau, trong đó có 2 nhân viên nước ngoài và 3 nhân viên Việt Nam. Mỗi nhân viên được nhận mức lương 3 – 7 triệu đồng và hơn thế nữa với công việc họ bỏ ra xứng đáng.

Theo Tú (Xuân Đỉnh, Hà Nội), nhân viên người Việt, Guim là người hòa đồng, dễ tính và có tính kỷ luật cao. Tú mới làm việc ở đây 3 tháng nhưng cảm thấy rất hài lòng. Tú cho biết, nhiều buổi khách đến đông phải chờ đợi nhưng Guim biết cách làm cho khách không hề than phiền mà cảm thấy rất thích thú. “Có lẽ, đây là cách quản lý của một ông chủ giỏi, biết cách để khách hàng đến một lần và sẽ quay lại nhiều lần nữa”, Tú nói.

Ông Tây đến Hà Nội mở cửa hàng có dịch vụ vá xe miễn phí
Guim thư giãn cùng với khách hàng. Ảnh: Ngọc Lan.

Khi hỏi lý do vì sao Guim lại chọn Việt Nam mà không phải Tây Ban Nha để mở shop xe đạp, anh chia sẻ: “20 năm trước người Việt Nam đi xe máy, 5 năm trở lại đây họ chuộng xe đạp nhưng chỉ 3 – 4 năm nữa, người Việt sẽ chuyển từ ô tô, xe máy sang xe đạp. Hơn nữa, xe đạp giúp bén duyên giữa tôi với Thuỷ Anh và hiện tại tôi được trở thành bố của 2 đứa nhỏ”.

Tiếp xúc với nhiều khách Việt hàng ngày, Guim cho biết, người Việt rất dễ gần, hòa đồng tuy nhiên có chút nóng giận. Tuy nhiên, mỗi lần khách phàn nàn hay than phiền lại rút cho mình kinh nghiệm để phục vụ khách hài lòng hơn. Mở shop xe đạp ở Việt Nam gần 3 năm nay nhưng Gium hiếm khi bị khách hàng than phiền hay trách móc.

Tylor, một khách hàng người Hà Lan cũng đến cửa hàng để nâng hạ thấp yên xe và lắp thêm chiếc ghế sau. Hóa đơn ghế sau của Rainer chỉ 550.000 đồng, rất hợp lý so với giá bên ngoài. Chị cho biết, 2 vợ chồng đều đi làm và tập thể dục bằng xe đạp. Tuy nhiên, hầu hết tiệm sửa xe đạp ở Hà Nội ít biết tiếng Anh, giá lại đắt đỏ. Có lần chiếc xe bị thủng lốp chị đã phải bỏ ra 60.000 đồng cho một lần vá săm tại quán sửa xe của một người Việt trên vỉa hè, nhưng nếu đến cửa hàng Guim, chị sẽ được miễn phí toàn bộ.

Chia sẻ bí kíp để cửa hàng luôn đông khách, Guim nói, khách hàng cần sự trung thực và sản phẩm tốt. “Khách hàng đến và sẽ quay lại sử dụng dịch vụ của mình nếu họ được phục vụ có trách nhiệm. Khi chiếc xe có vấn đề do lỗi của cửa hàng, người chủ sẽ chịu toàn bộ chi phí, nhưng nếu vấn đề ở sự cẩu thả của khách hàng hoặc tuổi đời của thiết bị thì đương nhiên khách phải bỏ chi phí”, Guim khẳng khái.

Dự tính năm tới, Guim sẽ mở thêm nhiều cửa hàng để phục vụ cho những người đi xe đạp tại Hà Nội. “Văn hóa và con người Hà Nội thật tuyệt vời nhưng giao thông Hà Nội khủng khiếp như món trứng vịt lộn vậy!. Vài năm nữa, người Hà Nội sẽ bế tắc với giao thông và họ sẽ bỏ ô tô, xe máy để sử dụng xe đạp làm phương tiện đi lại”, Guim mỉm cười chia sẻ.

CNN

Đăng tải tại Mỗi ngày 1 chuyện | Bình luận về bài viết này

XÚC XÍCH ĐỨC Ở SAIGON !

Chuyện kinh doanh xúc xích dạo của một người Đức ở Sài Gòn

Tiết lộ lý do dẫn đến quyết định khác lạ của mình, Dieter nói rằng, điều đó hoàn toàn xuất phát từ tình yêu đất nước, con người Việt Nam và ông muốn cảm nhận cuộc sống ở đây.

Ông Tây mê hàng rong

Người dân Sài thành đã quen thuộc với hình ảnh người đàn ông ngoại quốc dáng cao gầy đứng bán xúc xích trên vỉa hè đường Điện Biên Phủ (quận Bình Thạnh, TP.HCM). Ông giới thiệu mình tên Tony Dieter, 54 tuổi, quốc tịch Đức, gia đình có nghề làm đồ ăn nhanh truyền thống tại thành phố Berlin (Đức). Từ nhỏ, ông đã giúp bố mẹ trong việc sản xuất xúc xích.

Ông luôn phục vụ tận tình mọi khách hàng, không khác gì những người Việt bán bánh mì, bán xôi buổi sáng gần đó.
Ông luôn phục vụ tận tình mọi khách hàng, không khác gì những người Việt bán bánh mì, bán xôi buổi sáng gần đó.

Kể lại duyên cớ về Việt Nam bán xúc xích bằng vốn tiếng Việt bập bẹ, thỉnh thoảng, ông lại “pha” cả tiếng Anh nếu cảm thấy quá khó để diễn đạt. Dieter kể rằng, trong một lần đến thăm thành phố Huế của Việt Nam, ông vô cùng ấn tượng bởi hương vị tuyệt vời của các món ăn trên vỉa hè ở cố đô như cơm hến, bún hến, bún Huế, bánh bèo…

Buổi sáng, những con đường phố ở Huế không thức dậy một cách vội vã. Có lẽ nhộn nhịp nhất chỉ có khu vực cầu Tràng Tiền với những dòng xe cộ ngược xuôi chở hàng hóa… Những gánh hàng rong từ các vùng lân cận cũng theo đó rảo bước nhanh về phố cho kịp phục vụ bữa sáng cho mọi người. Điều đó khiến anh ấp ủ ý định mang xúc xích Đức đến mảnh đất chữ S, cùng các “tiểu thương” cảm nhận sự thi vị của cuộc đời như những gánh hàng rong bình dị kia.

Dieter sớm thừa hưởng những kĩ năng chế biến thức ăn thượng hạng của gia đình, nhưng khi lớn lên, ông lại không theo nghề gia truyền mà tìm nghề khác để mưu sinh.
Dieter sớm thừa hưởng những kĩ năng chế biến thức ăn thượng hạng của gia đình, nhưng khi lớn lên, ông lại không theo nghề gia truyền mà tìm nghề khác để mưu sinh.

Trong suy nghĩ của ông lúc đó về đất nước kỳ lạ này là không biết gánh hàng rong đã gắn bó với số đông người Việt tự bao giờ? Chỉ biết rằng, hàng rong không chỉ có ở đô thị sầm uất như: Hà Nội, Sài Gòn hay cố đô Huế…mà còn xuất hiện ở bất cứ tỉnh thành nào trên đất nước này.

Theo ông Dieter, hồi ở Đức, ông làm nghề bán hoa tươi suốt một thời gian dài. Năm 2003, trong một lần sang Việt Nam, ông rất thích cuộc sống tại đây. Đến năm 2013, ông quay lại Việt Nam và lập gia đình tại đây. “Tôi muốn ở lại luôn nên tìm cách sinh sống và nghĩ ra việc gì đó để làm. Ban đầu, tôi quyết định đi dạy học, được một thời gian mới chuyển sang bán món xúc xích Đức”.

Chuyện kinh doanh xúc xích dạo của một người Đức ở Sài Gòn
Ông Dieter từng làm nghề bán hoa quả tươi suốt một thời gian dài ở Đức.

Sau đó, khi quay lại Việt Nam du lịch, ông mang theo một ít vốn lẫn kinh nghiệm trong việc chế biến đồ ăn nhanh của gia đình từ Đức để hiện thực hóa giấc mơ thành gã hàng rong “thứ thiệt” trên phố phường Sài Thành.

Dù bạn bè, gia đình đều phản đối quyết định có phần ngược đời trên, nhưng “ông Tây” vẫn quả quyết sắp xếp hành lý về Việt Nam. Bạn bè và người chị gái của ông ở Đức sau khi biết chuyện Dieter nướng xúc xích bán vỉa hè Sài Gòn đều chê cười ông đã bỏ ngang cuộc sống ổn định ở trời Tây để đi làm ông lão bán rong tại một đất nước xa xôi. Thế nhưng với Dieter, điều quan trọng là công việc tạo được cho mình niềm vui và hứng thú, thế là đủ.

Chuyện kinh doanh xúc xích dạo của một người Đức ở Sài Gòn
Ông lấy vợ là người Việt Nam và hiện 2 vợ chồng chưa có con.

Đầu năm 2013, nhờ một số người bạn thân ở Việt Nam, ông được chỉ dẫn thuê một căn nhà tại quận 7, TP. HCM, rồi mượn xe, mua lò nước, đặt bánh mì, xúc xích để chuẩn bị hành trang cho cuộc đời bán xúc xích dạo tại Sài Gòn và hiện thực hoá dự định ấp ủ bấy lâu.

Ông tâm sự: “Khi bán ở đây thì tôi quen được bà xã là người Việt Nam. Cô ấy giúp đỡ tôi rất nhiều trong việc ghi thực đơn và cách kết hợp xúc xích Đức với bánh mì Việt Nam cho dễ bán. Bên cạnh đó, tôi rất thích thú với việc bán hàng lưu động như thế này”. Hiện tại, vợ ông cũng bán bánh mỳ tại một địa điểm thuộc địa bàn quận 4, TP.HCM, 2 vợ chồng ông vẫn chưa có con.

Chuyện kinh doanh xúc xích dạo của một người Đức ở Sài Gòn
Dieter từng bỏ ngoài tai lời khuyên trở về nước để ở lại Việt Nam đi bán xúc xích nướng.

Ba tháng đầu, do bất đồng ngôn ngữ, chưa quen với môi trường mới nên ông đẩy xe đi bán dạo khắp nơi mà vẫn không mấy hiệu quả. Dieter không chịu bỏ cuộc, ông bỏ ngoài tai hàng chục cuộc điện thoại khuyên trở về nước từ gia đình và bạn bè ở Đức, ngày ngày mang lò than ra đứng ở các góc đường nướng từng mẻ xúc xích bán dạo gây dựng thương hiệu. Dieter không ngần ngại xách xe đi khắp đường phố Sài Gòn, ra tận các vỉa hè khác nhau nướng xúc xích mời khách ăn thử. Dần dần, chiêu tiếp thị độc đáo cũng mang lại hiệu quả, thời gian sau, nhiều khách hàng “nghiền” xúc xích do Dieter chế biến đã tự tìm tới.

Cảm thông với những người lao động nghèo

Cứ tờ mờ sáng, ông Dieter đã thức dậy để chạy đến các lò bánh mì quen, đặt sẵn mấy chục chiếc bánh mì để chuẩn bị có mặt tại điểm chốt hàng rong ở gần ngã tư Hàng Xanh trên đường Điện Biên Phủ. Quán bán xong lúc 18h30 nhưng dọn dẹp xong thì cũng phải 19h.

Tay thoăn thoắt lật nướng những cây xúc xích vàng ươm, “ông Tây” hồ hởi “bật mí” tất cả quá trình chế biến xúc xích đều do một tay mình đảm nhận. Để đảm bảo chất lượng, ngoại trừ thịt heo, thịt bò phải mua ở Việt Nam; còn lại các loại gia vị như muối, tương ớt, bao bì… Dieter đều tự lên Google tìm tòi để mua từ các siêu thị đảm bảo chất lượng.

Được biết, xúc xích ông Dieter mua tại Việt Nam, còn nước sốt, dưa chua ông tự làm theo công thức từ Đức và một số loại bánh mì, hamburger nhỏ cũng do ông tự tay làm và nướng tại nhà.
Được biết, xúc xích ông Dieter mua tại Việt Nam, còn nước sốt, dưa chua ông tự làm theo công thức từ Đức và một số loại bánh mì, hamburger nhỏ cũng do ông tự tay làm và nướng tại nhà.

“Tôi chế biến y hệt khẩu vị người Đức, chỉ giảm độ cay do khí hậu Việt Nam nắng nóng, ăn cay nhiều không tốt. Tuyệt đối không dùng bất kỳ chất bảo quản nào, không cần trộn thêm bột nhưng xúc xích vẫn cứng, giòn. Điều quan trọng nằm ở kỹ thuật pha trộn gia vị và cách nướng”, Dieter bập bẹ chia sẻ bằng tiếng Việt.

Những ngày thời tiết thuận lợi, mỗi ngày ông bán được 70-100 ổ bánh mì kẹp xúc xích Đức. “Nếu thời tiết không ủng hộ thì coi như không lời được bao nhiêu. Trời mưa là khổ, không ai mua hết, hôm đó sẽ phải ăn cơm với xúc xích”.

Theo ông, khách hàng vẫn thường hay mua bánh mì kẹp xúc xích hơn. Với mỗi cây xúc xích được bỏ vào trong lòng bánh mì, ông thu với giá 25.000 đồng.
Theo ông, khách hàng vẫn thường hay mua bánh mì kẹp xúc xích hơn. Với mỗi cây xúc xích được bỏ vào trong lòng bánh mì, ông thu với giá 25.000 đồng.

Không chỉ bán bánh mì kẹp xúc xích, ông Dieter còn tự chế biến nhiều món ăn khác làm từ loại nguyên liệu đặc trưng của quê hương ông để bán cho khách. Đã có nghề từ nhỏ nên các thao tác nướng xúc xích hay chế biến các món đều rất nhanh chóng, không làm khách hàng mất thời gian chờ đợi.

Ông chỉ tay vào chiếc lò nướng cho hay, đấy là “gia sản” đầu tiên ông mang về Việt Nam khởi nghiệp nghề xúc xích. Dieter tự tin nói, nhờ chế biến nguyên chất nên ở điều kiện bình thường, sản phẩm xúc xích của ông có thể sử dụng trong thời gian 5 ngày từ lúc ra lò. Nếu bảo quản trong môi trường chân không, hay tủ lạnh, hạn sử dụng lên tới 5 tuần lễ vẫn giữ nguyên vẹn hương vị.

Mỗi khi vắng khách, ông Dieter lại lấy điện thoại của mình cắm tai nghe vừa nướng bánh vừa nhún nhảy theo điệu nhạc.
Mỗi khi vắng khách, ông Dieter lại lấy điện thoại của mình cắm tai nghe vừa nướng bánh vừa nhún nhảy theo điệu nhạc.

Ông Dieter luôn tỉ mỉ nướng từng cây xúc xích sao cho đạt chuẩn nhất, không cho phép mình ngồi mà phải đứng liên tục. Nhiều khách hàng từng mua xúc xích dạo của ông là những ông chủ, bà chủ ở công ty, siêu thị, họ đã ngỏ lời mời Dieter về sản xuất sản phẩm độc quyền cho họ nhưng ông từ chối: “Tôi làm việc này vì tình yêu Việt Nam, nếu cần danh vọng và ngập ngừng với những chuyến phiêu lưu, tôi đã chấp nhận ở Berlin chứ không sang đây”.

Tiết lộ lý do dẫn đến quyết định “dị” của mình, Dieter nói hoàn toàn xuất phát từ tình yêu đất nước, con người Việt Nam và đặc biệt ông yêu hình ảnh những gánh hàng rong, muốn sống và cảm nhận cuộc sống cùng với họ.

Ông Tây trồng bầu bí, bán rau muống

Đăng tải tại Mỗi ngày 1 chuyện | Bình luận về bài viết này

TỰ SỰ !

Website  NTK23 ra đời từ ngày 3/8/2013 đến nay dc hơn 1 năm , số lượt truy cập đến hôm nay 26/10 khoảng 54,000 . Mong ước làm thế nào để có 1,000,000 truy cập thí Chúng ta phải mất 20 năm nữa . Lúc đó sẽ buông BÚT , cầm BATOONG  thỏa chí tang bồng đi thăm những Cảnh Đẹp của Quê Hương Đất nước như Công Viên BHH , hay Công Viên HOÀN VŨ 9 Thạch Thất – Ba vi Hanoi ) . Từ bây giờ đến lúc đó ” DƯ ĐỊA ” còn nhiều cả ” THỜI GIAN ” và sức khỏe .

AK

Đăng tải tại Mỗi ngày 1 chuyện | Bình luận về bài viết này

BÌNH LOẠN !

11506513626_038073c9f7_o

…” ĐỨA NÀO ĐỊNH LÀM GÌ ..EM , CỨ GỌI ANH …” AK

Đăng tải tại Mỗi ngày 1 chuyện | Bình luận về bài viết này

KHÔNG GÌ LÀ KHÔNG THỂ !

XICKLO

??????? NOTHING IS IMPOSSIBLE !!!

Đăng tải tại Mỗi ngày 1 chuyện | Bình luận về bài viết này

…( tiếp )

9490863335_2fcbe852dc_o

AI BẢO TÔI ..GẦN 70 ?! BẠN BÈ ..QUÁ ĐÁNG !!! AK

Đăng tải tại Mỗi ngày 1 chuyện | Bình luận về bài viết này

BÌNH LOẠN ( tiếp )

9490616361_eec7c67e3e_o (1)

…” SAO GIỮ TAY NGƯỜI TA LÂU THẾ ..?! MẤY KHI..MÀ Ở SÀI GÒN RA ĐƯỢC !??!! AK

Đăng tải tại Mỗi ngày 1 chuyện | Bình luận về bài viết này

NÓI VỚI BẠN BÈ !

   TẶNG NHỮNG NGƯỜI BẠN CỦA TÔI ! 

Ri chúng ta cũng s v vi đt

Tranh dành chi chuyn tt xu hơn thua

Hn lưu lc ct xương ri s mt

Nha còn đâu khi lá đã sang mùa

 Ri có lúc chúng ta cùng ngi li

Nhìn rõ nhau đ nh bui thiếu thi

Hãy làm sao ánh nhìn không e ngi

Cm tay nhau và lòng rt thnh thơi

 Ri có lúc chúng ta bun vái ly

Đt nhang trm khóc bn hu ra đi

Rơi nước mt lúc xe tang sp chy

Sao gi đây đi x chng ra gì

 Ri có lúc ta tr v cát bi

Nm tro tàn cô l gia trn gian

Sao li vn hao tâm ngi cm ci

Viết nhng li khiến bng hu tan hoang

 Ri tt c ch vòng quay trng rng

Đến ri đi quy lut ca muôn đi

Sao không sng vi nhng li thơ mng

Đ cui đi không tiếc cuc rong chơi

TG – Do Duy Ngoc

Đăng tải tại Mỗi ngày 1 chuyện | Bình luận về bài viết này

GÓC HANOI !

Cà phê Phố Cổ

Khá nổi tiếng trong danh sách các quán cà phê ở Hà Nội được chia sẻ trên các website nước ngoài, cà phê Phố Cổ phố Hàng Gai được mô tả với nhiều chi tiết thú vị

Trong blog EatingAsia, tác giả chia sẻ về sự bất ngờ của mình: “Một người bạn của tôi giới thiệu về món cà phê trứng ở cà phê Phố Cổ. Tuy nhiên, quán không chỉ độc đáo bởi thức uống này mà còn vì đường lên quán khá thú vị. Đường vào là một ngõ nhỏ giữa cửa hàng bán đồ lưu niệm gần bờ Hồ. Con ngõ nhỏ xíu và tối nhưng khi đi hết, trước mắt tôi là một không gian cổ kính, khác hẳn thế giới bên ngoài. Đi vào sân căn nhà cổ đó rồi men theo bậc thang, tôi lên sân thượng với tầm nhìn gần như là đẹp nhất ở Hà Nội. Thật tuyệt vời, cảm giác như đang tìm kho báu vậy”.

[Caption] Đường đi lắt léo vào quán cà phê Phố Cổ (Hàng Gai, Hà Nội) được nhiều khách Tây truyền tai nhau. Ảnh:Lylianthing, Timevfocus

Đường đi lắt léo vào quán cà phê Phố Cổ (Hàng Gai, Hà Nội) được nhiều khách Tây truyền tai nhau. Ảnh:Lylianthing, Timevfocus

Mới nhìn qua, nếu không có người mách trước, du khách sẽ khó mà phát hiện ra đường lên quán cà phê độc đáo này. Bạn nên gửi xe ở đài phun nước bên hồ, sau đó đi bộ tới số nhà 11 Hàng Gai, “tự tin” đi vào ngách nhỏ giữa cửa hàng lưu niệm. Nếu không phải nhóm quá đông, bạn cũng có thể gửi xe trong ngõ, có điều, ngõ rất hẹp, chỉ đi lọt một xe máy nhỏ. Sân phía trong khá rộng rãi, vốn dĩ là sân nhà của một căn biệt thự cổ với nhiều chi tiết cầu thang, cột nhà, thềm nhà cổ kính, rêu phong.

Bạn có thể lựa chọn không gian tầng 2 hoặc 3. Tuy rằng quán khá cũ, bàn ghế bình dân, menu không phong phú nhưng đây là điểm hẹn hò lãng mạn và là điểm ngắm pháo hoa nổi tiếng của giới trẻ Hà Nội. Tới đây vào mùa đông, đừng quên gọi một cốc cà phê trứng thơm ngậy trứ danh.

Đăng tải tại Mỗi ngày 1 chuyện | Bình luận về bài viết này

BÌNH LOẠN ẢNH !

IMAG0265_BURST002

…” Làm gì mà Lăn tăn nhiều thế ! Thu xếp cửa hàng 2 tuần sang Hawaii chơi đi . Gớm …! Gần NHÀ mà xa GIƯỜNG quá … !! AK

Đăng tải tại Mỗi ngày 1 chuyện | Bình luận về bài viết này

MEDICINE !

Chua DIABETE - Day THIA CANH !!

KO BIẾT ĐÃ CÓ AI DÙNG THUỐC NÀY CHƯA .LÊN MANG CHIA SẺ NHÉ ! AK

Đăng tải tại Mỗi ngày 1 chuyện | 6 bình luận